Xây dựng và phát triển tổ chức Hội được củng cố
Hiện nay, Hội Chăn nuôi Việt Nam có 146 ủy viên Ban chấp hành, 31 người trong Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra 05 người cùng 07 ban chuyên môn, 06 đơn vị trực thuộc với nhiều nhà quản lí, chuyên gia đầu ngành về chăn nuôi thú y. Ngoài ra, Hội có 31 tỉnh thành Hội với 15.863 hội viên. 58 Chi hội trực thuộc là một số doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, trường Đại học ở hai miền Nam, Bắc, với 2.658 hội viên.
Công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội vẫn tiếp tục được củng cố và phát triển. Trong năm 2019 các tỉnh thành hội đã phát triển thêm 7 tổ chức chi hội trực thuộc; kết nạp thêm 163 hội viên cá nhân và 6 hội viên tập thể. Trung ương Hội đã kiện toàn, củng cố bổ sung nhân sự lãnh đạo Viện KHKT Chăn nuôi Việt Nam…
Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành tháng 3/2019.
Thế mạnh thông tin, phổ biến kiến thức tiếp tục được phát huy
Năm 2019, Tạp chí KHKT chăn nuôi đã xuất bản và phát hành 13 số với 11 số chuyên đề Khoa học Công nghệ (trong đó 2 số tiếng Anh xuất bản tháng 8 và 9) và hai số chuyên đề sản xuất thị trường.
Hai ấn phẩm Chăn nuôi Việt Nam và Người nuôi tôm có nội dung phong phú, đa dạng, linh hoạt; đẹp về hình thức đáp ứng được yêu cầu người đọc và cung cấp kịp thời nhiều thông tin có ích về KHKT, sản xuất, thị trường, tiêu thụ… đã xuất bản và phát hành đều đặn bình quân, được bạn đọc rất đón nhận và hoan nghênh.
Hai trang thông tin điện tử: www. hoichannuoi.vn và www.nhachannuoi.vn tiếp tục duy trì hoạt động, cải thiện chất lượng, hình thức, nội dung, cập nhật thông tin ngày một phong phú hơn, số lượng người truy cập tiếp tục tăng.
Hội cũng phối hợp với Đại học Nông LâmTP Hồ Chí Minh và Hội Thú y Việt Nam, tổ chức thành công hội nghị khoa học chăn nuôi thú y toàn quốc lần thứ 3 - AVS 3, tháng 9/2019 tại TP Hồ Chí Minh.
Hội cộng tác với Đại học Cần Thơ tổ chức thành công hội nghị khoa học quốc tế về chăn nuôi và môi trường, tại Đại học Cần Thơ tháng 9/2019. Cùng với đó, lãnh đạo Hội cũng tham dự nhiều hội thảo khoa học do các cơ quan, Bộ ngành tổ chức.
Theo báo cáo của một số tỉnh thành hội và chi hội trực thuộc, trong năm 2019 đã tổ chức được 57 hội thảo chuyên đề, 62 lớp tập huấn quy mô từ 30 người đến trên 100 người tham dự được các hội phối hợp tổ chức.
Mỗi hội đã vận động cán bộ hội viên viết và đăng trên báo, tạp chí, phát trên truyền hình địa phương các chuyên đề, tài liệu hướng dẫn, phổ biến, kỹ thuật, mỗi hội bình quân 10 – 20 tin bài trong 06 tháng. Một số tỉnh hội cũng biên tập, xuất bản tập tin chuyên ngành theo quý.
TS Nguyễn Tất Thắng – Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam đại diện Hội cắt băng khai mạc Myanmar Livestock 2019 tại Mynamar
Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội được tăng cường
Thường trực Hội và một số ủy viên thường vụ đã tích cực tham gia góp ý kiến tại các hội nghị hoặc bằng văn bản gửi ban soạn thảo: Dự thảo Nghị định hướng dẫn và giải pháp thực hiện Luật chăn nuôi cùng các thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chăn nuôi về Hệ thống dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; quản lý giống, và sản phẩm giống vật nuôi; Một số điều về hoạt động chăn nuôi và một số điều về thức ăn chăn nuôi; Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi…
Hội đã tích cực phối hợp tham gia một số hoạt động trong quá trình thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả của ASF. Cụ thể, chia sẻ thông tin, cảnh báo, tuyên truyền đến hội viên các cấp hội và người chăn nuôi về chủ trương chính sách, giải pháp của Ban Bí thư trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, cơ quan chuyên môn phòng chống dịch bệnh.
Các tỉnh hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y cùng cấp, huy động nguồn lực cùng tham gia tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống, ngăn chặn, góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh. Trên cơ sở tập hợp ý kiến, nguyện vọng của một số thành viên và doanh nghiệp chăn nuôi lớn ở hai miền Nam Bắc, Hội đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ (tháng 4/2019) kiến nghị một số nội dung liên quan đến phòng chống dịch bệnh và đề nghị Chính phủ xem xét việc bổ sung các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi vào đối tượng được xem xét hỗ trợ thiệt hại một cách phù hợp do thiên tai dịch bệnh. Nội dung kiến nghị của Hội, đã được đề cập và trao đổi sau đó (tháng 6/2019) tại cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ với lãnh đạo một số Hội, Hiệp hội ngành Nông nghiệp trong đó có Hội, để Chính phủ tiếp tục xem xét.
Hội cũng tích cực góp ý Dự thảo Nghị định cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, góp ý Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Hội cũng tham gia gop y kiến va dự các hội thảo về Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi 2008-2018, định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040; Tiếp tục tham gia đánh giá thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi; Góp ý kiến Dự thảo tiêu chuẩn Việt nam về 3 giống Vịt; góp ý kiến Tiêu chuẩn Việt Nam về 11 hóa chất phụ gia thực phẩm…
Tổng cộng, Hội đã tham gia đóng góp ý kiến hoặc tư vấn phản biện hơn 50 vấn đề, lĩnh vực, nội dung khác nhau liên quan đến các chính sách, quy định về chăn nuôi thú y.
Hoạt động nghiên cứu khoa học có nhiều bước chuyển biến
Cơ quan Văn phòng Hội đã hoàn thành theo kế hoạch đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam” đã được Hoạt động khoa học của Liên hiệp hội nghiệm thu khoa học đạt loại khá. Viện nghiên cứu KHKT Chăn nuôi VN trực thuộc Hội, đang triển khai xây dựng, hoàn thành thủ tục đăng ký 2 dự án nghiên cứu để đăng ký trong với Bộ Khoa học và công nghệ, thông qua Liên Hiệp Hội.
Hội chăn nuôi tỉnh Tiền Giang đã hợp tác thực hiện điều tra, khảo sát tình hình phát triển chăn nuôi Dê tại 07 huyện, thị trên địa bàn tỉnh (đầu con, giống, cơ sở chăn nuôi và thị trường tiêu thụ) , để làm dữ liệu xây dựng “Dự án phát triển chăn nuôi dê” trình UBND tỉnh phê duyệt.
Hoạt động đối ngoại và hợp quốc tế đạt nhiều kết quả
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa Litva và thăm và làm việc tại Hội
Hội tiếp tục duy trì quan hệ với một số tổ chức, doanh nghiệp, chăn nuôi truyền thông Việt Nam và quốc tế, tham gia một số hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo triển lãm hội chợ về chăn nuôi quốc tế như: Phối hợp VEAS tổ chức triển lãm chăn nuôi tại Campuchia tháng 6/2019 và Ragoon Myanmar tháng 9/2019; Phối hợp Công ty ABM Tarsus (Malaysia) Tổ chức triển lãm quốc tế Chăn nuôi tại Đà Nẵng (9/2019). Hội tham gia 3 báo cáo tại Hội thảo khoa học về chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi; Cử chuyên gia tham dự Hội nghị về kháng kháng sinh các nước Đông Nam Á tại Bangkok Thái Lan (tháng 10/2019).
Hội tiếp tục tổ chức thực hiện Dự án hợp tác với Tổ chức thịt và gia súc Úc do Bộ Nông Nghiệp Úc tài trợ kinh phí 35.000 USD để xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về Thịt trâu bò mát; đã giải ngân được 70% tổng số kinh phí. Đến tháng 11/2019, Dự án đã hoàn thành phần Dự thảo tiêu chuẩn, gửi lấy ý kiến rộng rãi theo quy định, đang triển khai kế hoạch truyền thông tuyên truyền.
Gian hàng của Hội Chăn nuôi Việt Nam tại triển lãm quốc tế ngành chăn nuôi tại miền Trung Da Nang Livestock 2019.
Ngoài ra, Hội đã thực hiện nhiều buổi tiếp xúc làm việc với các đối tác là doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý đến tìm hiểu tình hình, thông tin, trao đổi về chính sách, cơ hội hợp tác, đầu tư, tìm kiếm thị trường về chăn nuôi tại Việt Nam: Công ty Elanco (Hoa Kỳ); Bộ Nông nghiệp Litva; Ngân hàng MIZUHO (Nhật Bản); Đại học Konkuk (Hàn Quốc) và một số công ty khác của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước trong ASEAN…
Huyền Trang
PGS TS Hoàng Kim Giao - Chủ tịch Hiệp hội Gia súc lớn Việt Nam:
HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO
Năm 2019, Hoạt động của AHAV tương tốt và có sự gắn bó giữa Trung ương Hội và miền Nam. Hội cũng có nhiều phản biện đóng góp cho các chính sách, thông tư, nghị định của cơ quan chức năng như Tổng kết Chiến lược chăn nuôi 10 năm, Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi....Rất mong Hội sẽ tăng cường kết nối với các địa phương, với các Hiệp hội khác như Hiệp hội gia súc lớn, Hiệp hội gia cầm...; tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương Hội với các đơn vị thành viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai:
SÁNG KIẾN TĂNG CƯỜNG TƯƠNG TÁC VỚI HỘI VIÊN
Để tăng cường thông tin liên lạc cho các thành viên, Hội nên có một biểu mẫu thông tin gửi về cho các tỉnh Hội, các tỉnh cập nhật và đưa lên, có thể là 1 tháng hoặc 2 tháng một lần. Hội cũng có thể lập một trang zalo để các thành viên vào thảo luận và cập nhật thông tin. Ví dụ như Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã có kênh zalo riêng và hiện nay đã có hơn 600 thành viên để cập nhật thông tin thị trường và khoa học kỹ thuật, cũng như tham khảo những cách làm hay của thành viên...
TS Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư kí Hội Chăn nuôi Việt Nam:
CẦN TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỈNH HỘI
Hội tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Hội các; tham gia các nội dung công tác tư vấn, phản biện về chính sách, pháp luật, quy chuẩn, liên quan đến chăn nuôi, theo chương trình và các hoạt động phát sinh trong năm 2020 ở các cấp từ trung ương hội đến các tỉnh hộ. Trung ương Hội tiếp tục thực hiện xuất bản, phát các ấn phẩm báo chí đã có; phấn đầu mở thêm chuyên mục về thông tin thị trường sản phẩm chăn nuôi cập nhật hàng tuần và định kỳ thông tin về hoạt động của các hội thành viên và chi nhánh. Tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp, Tỉnh hội, cơ sở đào tạo, Viện nghiên cứu tổ chức một số hội thảo khoa học theo chủ đề phù hợp. Phối hợp triển lãm ILDEX và VIETSTOCK 2020 tổ chức các hội thảo phù hợp. Các tỉnh hội, chi hội có bản tin, tạp chí, trang thông tin điện tử tiếp tục duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng. Tiếp tục theo dõi kế hoạch về phổ biến kiến thức đã đăng ký với Liên hiệp hội năm 2020 về chương trình hội thảo.
Viện KHKT Chăn nuôi tiếp tục triển khai hoàn thành việc đăng ký, xét duyệt các dự án đang trình, nếu được duyệt thì tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả. Khuyến khích các tỉnh hội, các đơn vị khác tìm kiếm xây dựng đề tài phù hợp hoặc phối hợp tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức đoàn tham dự Hội nghị chăn nuôi Á Úc năm 2020 tại Philippines.
Hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn thịt bò mát; tích cực tham gia công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ của Liên hiệp các Hội KHKT VN theo sự phân công và yêu cầu của LHH. Cùng với đó, Hội úc tiến việc thương thảo và ký kết hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng tại Dự án Trụ sở LH các hội KHKT Việt nam, Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) để làm văn phòng chính thức.
Hương Giang (ghi)
|