Kiểm soát giết mổ - 'Đánh trống bỏ dùi'?

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Kiểm soát giết mổ - 'Đánh trống bỏ dùi'?
Ngày đăng bài - 3/13/2018 12:00:00 AM
Kiểm soát giết mổ -

Nhiều địa phương chưa quan tâm công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm, tập trung chủ yếu do ngành thú y thực hiện. Nhận thức về an toàn thực phẩm của người tham gia giết mổ còn hạn chế.... NNVN ghi nhận tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

 

Kiểm soát giết mổ - 'Đánh trống bỏ dùi'?Mới chỉ có trên 40% sản phẩm động vật tại Nghệ An được kiểm soát giết mổ (Ảnh: VD)

 

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An, mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 300 tấn sản phẩm động vật nhưng mới chỉ trên 40% qua kiểm soát giết mổ. Đây thực sự là điều đáng báo động khi đây là một trong những tỉnh có tổng đàn gia súc gia cầm lớn nhất cả nước.  

 

Nhiều huyện “trắng” kiểm soát giết mổ

 

Theo Quyết định số 5008/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Nghệ An, đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có 121 cơ sở giết mổ tập trung (GMTT).

 

Để hiện thực hóa mục tiêu này, từ đầu năm 2013 đến nay, Nghệ An đã trích kinh phí và thu hút các dự án đầu tư xây dựng cơ sở GMTT. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở được đầu tư xây mới và nâng cấp với tổng nguồn vốn 4.630.000.000 đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 12 cơ sở, tổng kinh phí 2.130.000.000 đồng; từ Dự án LIFSAP 25 cơ sở, tổng kinh phí 2.500.000.000 đồng.

 

Tính đến cuối tháng 1/2018, Nghệ An có 56 cơ sở GMTT, đạt 46,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, một số huyện thực hiện tốt công tác xây dựng và quản lý giết mổ như Yên Thành 17 cơ sở, Diễn Châu 7, TP. Vinh 6 cơ sở, Nam Đàn 5 cơ sở, Đô Lương 5 cơ sở… Tổng công suất giết mổ các cơ sở GMTT hiện nay là 1.500 - 1.600 con lợn; 200 - 220 con trâu, bò/ngày đêm.

 

Kiểm soát giết mổ - 'Đánh trống bỏ dùi'?Một điểm giết mổ tự phát, xập xệ nằm sát QL 7 thuộc huyện Kỳ Sơn (Ảnh: VD)

 

Theo ước tính của Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An, mỗi ngày địa phương tiêu thụ khoảng 300 tấn thịt các loại (quy chung ra khoảng 5.000 con lợn thịt/ngày). Cơ quan chức năng kiểm soát giết mổ được khoảng 1.200 con lợn/ngày, tỷ lệ 41%; trâu, bò 250 - 300 con/ngày, tỷ lệ 45% và kiểm soát được 1.000 - 2.000 con gia cầm/ngày tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Đối với gia cầm, đa số đang giết mổ tại chợ, chưa được quản lý giết mổ tập trung.

 

Dù đã rất nỗ lực nhưng tính đến hết năm 2017, Nghệ An vẫn còn 8 huyện, thị chưa có cơ sở GMTT, chủ yếu là các huyện miền núi và miền núi cao. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi thói quen chăn nuôi thả rông ở vùng cao là điều kiện khiến gia súc nhiễm và lây lan nguồn bệnh lên đàn gia súc toàn tỉnh.  

 

Chủ yếu là “tập trung giết mổ”

 

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi & Thú y Nghệ An cho biết, giết mổ gia súc gia cầm tại Nghệ An hiện chủ yếu là “tập trung giết mổ”, chưa đúng nghĩa GMTT. Toàn tỉnh có 56 cơ sở GMTT nhưng hầu hết các cơ sở hoạt động chưa hết công suất thiết kế.

 

Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ gia súc tập trung và các cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ lẻ tại hộ gia đình hầu hết chưa đạt các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 45/2014/TTBNNPTNT, ngày 3/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông- lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 

Một số cơ sở GMTT đã có thời gian hoạt động từ 10 - 20 năm, do lợi nhuận thấp hoặc có chủ trương di dời, chuyển vị trí do không phù hợp với quy hoạch nên chủ cơ sở không đầu tư nâng cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh thú y, ATTP. Nhiều cơ sở GMTT không đảm bảo về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giết mổ, chưa có dây chuyền giết mổ tự động...

 

Các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ hầu hết đều tận dụng một phần diện tích sinh hoạt của gia đình để thực hiện việc giết mổ, diện tích không đảm bảo, giết mổ trên nền xi măng, dụng cụ giết mổ còn thô sơ, hệ thống xử lý chất thải chưa có hoặc tạm bợ, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường....

Kiểm soát giết mổ - 'Đánh trống bỏ dùi'?Nghệ An có tổng đàn gia súc gia cầm lớn nhưng luôn đối mặt với nguy cơ dịch bệnh (Ảnh: VD)

 

Tại Nghệ An, lâu nay tồn tại việc đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ không đồng bộ giữa các địa phương, nơi làm, nơi không. Người dân thường có thói quen giết mổ tại gia đình; không muốn đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tập trung do sợ mất phí, lệ phí giết mổ. Phần lớn các hộ giết mổ gia súc, gia cầm thiếu ý thức chấp hành pháp luật, trốn tránh không đưa gia súc, gia cầm vào GMTT. Nhận thức vấn đề an toàn thực phẩm của người tham gia giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm còn hạn chế. Người tiêu dùng chưa chú trọng đến sản phẩm động vật đã được kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm.

 

Văn Dũng - Thanh Nga
Nguồn: Báo Nông nghiệp

Tại các huyện miền núi cao, việc lựa chọn quỹ đất phù hợp giao đất và cho thuê đất xây dựng cơ sở giết mổ còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, số lượng gia súc giết mổ ít, phân bố rải rác tại các xã, bản, giao thông đi lại khó khăn, ý thức người giết mổ, kinh doanh buôn bán còn nhiều hạn chế. Nghệ An chưa có chính sách đặc thù cho các huyện miền núi nên rất khó khăn trong việc tìm chủ đầu tư để xây dựng cơ sở GMTT.
Trên cơ sở Quyết định số 5008 và Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 , Nghị quyết số 20/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Năm 2018, nhiều huyện, thành, thị đã kêu gọi được chủ đầu tư đăng ký xây dựng từ 12 - 15 cơ sở.

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập