Tình hình xuất nhập khẩu TACN và nguyên liệu tháng 10/2017

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Tình hình xuất nhập khẩu TACN và nguyên liệu tháng 10/2017
Ngày đăng bài - 11/9/2017 12:00:00 AM
Tình hình xuất nhập khẩu TACN và nguyên liệu tháng 10/2017

Thị trường nhập khẩu

 

Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu

 

Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 10/2017 ước đạt 207 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2017 lên 2,68 tỷ USD, giảm khoảng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2017 là Achentina (chiếm 48,1% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (7,6%), và Trung Quốc (4,7%). Trong đó, thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Canada (tăng hơn 6 lần), tiếp đến là các thị trường Ấn Độ và Indonesia với tỷ lệ tăng lần lượt là 82,4% và 13,5%. Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ giảm mạnh lần lượt là 45,7% và 30,7%.

 

Tình hình xuất nhập khẩu TACN và nguyên liệu tháng 10/2017

 

Lúa mì:

 

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 10/2017 đạt 408 nghìn tấn với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2017 đạt 4,01 triệu tấn và 846 triệu USD, tăng 0,2% về khối lượng nhưng lại giảm 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2017 là Úc, chiếm tới 47,2%; tiếp đến là Canada chiếm 24,2%, Braxin chiếm 2,6% tổng giá trị nhập khẩu lúa mì. Hai thị trường nhập khẩu lúa mì lớn nhất trong 9 tháng đầu năm 2017 đều có sự gia tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị. Trong đó, thị trường Canada có khối lượng lúa mì tăng hơn 16 lần và giá trị tăng hơn 12 lần, thị trường Úc có khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng 29,9% và giá trị tăng 25,1%. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Hoa Kỳ (giảm 92%).

 

Đậu tương:

 

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 10/2017 đạt 24 nghìn tấn với giá trị 11 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,3 triệu tấn và 561 triệu USD, tăng 0,3% về khối lượng và tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

 

Ngô:

 

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 10/2017 đạt 966 nghìn tấn với giá trị đạt 180 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2017 đạt 6,57 triệu tấn và 1,29 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng và giảm 3,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 9 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 55,2% và 20,8% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong 9 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô tăng mạnh nhật tại thị trường Thái Lan gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ gấp 3,07 lần. Ngược lại, thị trường Brazil lại có khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này đều giảm gần 60% so với cùng kỳ năm 2016.

 

Thị trường xuất khẩu

 

Sắn và các sản phẩm từ sắn:

 

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 10 năm 2017 ước đạt 212 nghìn tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,11 triệu tấn và 788 triệu USD, tăng 3,3% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 86,7% thị phần, tăng 5,6% về khối lượng nhưng giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn giảm mạnh là: Hàn Quốc (-21,7%) và Đài Loan (-11,4%).

 

Tình hình xuất nhập khẩu TACN và nguyên liệu tháng 10/2017

 

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam thì 9 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã xuất khẩu 465,5 triệu USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 1,9% so với cùng kỳ 2016.

 

Tuy không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, nhưng 9 tháng đầu năm nay mức độ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Bangladesh lại tăng mạnh đột biến, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Hàng năm Việt Nam vẫn phải chi đến tiền tỷ để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu.

 

Nếu tính riêng tháng 9/2017, kim ngạch xuất khẩu giảm 20,6% so với tháng 8, xuống 49,7 triệu USD.

 

Về thị trường xuất khẩu, 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang các nước (trừ EU-ASEAN) chiếm thi phần lớn nhất, 64,48% đạt 300,1 triệu USD, kế đến là các nước Đông Nam Á chiếm 35,52%, đạt 165,3 triệu USD.

 

Đáng chú ý, là thị trường nhập khẩu chủ lực đứng thứ ba sau Achentina, Hoa Kỳ mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 32% tổng kim ngạch, đạt 149,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước, mức độ xuất khẩu sang quốc gia này suy giảm nhẹ, giảm 4,15%. Đứng thứ hai sau Trung Quốc là thị trường Campuchia với 61,2 triệu USD, giảm 13,71%, kế đến là Malasyia, Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản… với kim ngạch đạt lần lượt 40,7 triệu USD; 40,6 triệu USD; 29,1 triệu USD và Nhật Bản 20,9 triệu USD…

 

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm mức độ xuất khẩu sang các thị trường đều có kim ngạch tăng trưởng chiếm 69,2%, trong đó đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Bangladesh tăng mạnh đột biến, tuy kim ngạch chỉ đạt 12,8 triệu USD, nhưng tăng gấp hơn 2,2 lần so với cùng kỳ (tức tăng 127,77%). Ngược lại, thị trường với kim ngạch xuất suy giảm chiếm 30,7% trong đó xuất sang Thái Lan giảm mạnh nhất, giảm 30,4% tương ứng với 29,1 triệu USD.

 

Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng 2017

Thị trường 9T/2017 (USD) 9T/2016 (USD) So sánh (%)
Tổng 465.577.655 456.587.703 1,97
Trung Quốc 149.392.396 155.856.164 -4,15
Campuchia 61.251.758 70.983.431 -13,71
Malaysia 40.752.215 29.338.515 38,90
Ấn Độ 40.625.927 33.356.504 21,79
Thái Lan 29.159.994 41.893.656 -30,40
Nhật Bản 20.917.065 20.680.779 1,14
Hoa Kỳ 19.149.043 14.359.400 33,36
Đài Loan 17.239.285 17.985.064 -4,15
Philipines 16.266.111 14.207.169 14,49
Indonesia 15.866.957 14.712.106 7,85
Bangladesh 12.823.051 5.629.854 127,77
Hàn Quốc 12.197.776 11.658.757 4,62
Singapore 2.084.821 1.560.523 33,60


(tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập