Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọt

Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọt

 
Logo bannerLogo banner
 
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Tổng Quan Ngành
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Ban Chấp Hành
    • Ban Thường Vụ
  • NGÀNH CHĂN NUÔI
    • Tin tức Chăn nuôi
    • Chăn Nuôi Lợn
    • Chăn Nuôi Gia Súc
    • Chăn Nuôi Gia Cầm
  • THƯ VIỆN VĂN BẢN
    • Quốc Hội và Chính Phủ
    • Bộ NN và PTNT
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
    • Các Cơ Quan Khác
  • TẠP CHÍ KHKT CHĂN NUÔI
  • TƯ LIỆU
    • Ngành Chăn Nuôi
    • Hội Chăn Nuôi Việt Nam
  • LIÊN HỆ
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Thức ăn chăn nuôi
  • Giống vật nuôi
  • Xuất nhập khẩu
  • Cơ sở chăn nuôi
  • Thú y và ATTP
  • Tiêu - Quy chuẩn KT
  • Các văn bản khác
Quảng cáo
    1156
Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọt
Ngày đăng bài - 7/4/2018 12:00:00 AM
Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọt

Tắm mát, bật quạt điện hay sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng để hạ nhiệt cho đàn vật nuôi… là những phương pháp làm mát, chống nóng đang được các chủ trại chăn nuôi ở tỉnh Hà Nam áp dụng.

 

Từ lâu, xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục - Hà Nam) được biết đến là thủ phủ nuôi lợn lớn nhất nhì miền Bắc. Vào những ngày thời tiết nắng nóng lên đến 40°C, các chủ trang trại đứng ngồi không yên. Họ chăm lo đàn lợn như chăm lo chính mình.

 

Với 15 năm kinh nghiệm nuôi lợn, anh Trần Đình Tuấn (đội 1, xã Ngọc Lũ) cho biết, vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức như hiện nay, nếu lơ là, lợn sẽ bị mắc viêm phổi, chậm lớn, bỏ ăn và chết.

Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọtMỗi ngày anh Tuấn tắm mát cho đàn lợn 3 - 4 lần

 

Để phòng chống nắng nóng cho 100 con lợn đang độ tuổi trưởng thành của gia đình, hàng ngày anh Tuấn tắm mát cho lợn 3 - 4 lần, bật giàn phun nước trên mái 24/24 để hạ nhiệt. Đồng thời bổ sung thêm một số loại vitamin vào thức ăn để cơ thể lợn lúc nào cũng mát, không bị mất nước.

 

“Do điều kiện kinh tế nên gia đình tôi không thể đầu tư chuồng nuôi khép kín được. Với hệ thống chuồng hở, gia đình chỉ áp dụng một số biện pháp chống nóng thông thường để giảm nhiệt trong chuồng nuôi”, anh Tuấn thổ lộ.

Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọtHệ thống phun nước được anh Tuấn lắp đặt trên mái chuồng

 

Cũng theo anh Tuấn, nắng nóng kéo dài kéo thêm chi phí phải “đổ” vào đàn lợn như tiền điện tăng gấp đôi, tiền đầu tư thêm thức ăn, các loại thuốc, vitamin bổ sung. Còn chị Nguyễn Thị Hoa (xã Ngọc Lũ) thì nói rằng, trong trường hợp mất điện đột ngột, các chủ trang trại phải “chạy ngược chạy xuôi” để đi thuê máy phát điện. Hộ có điều kiện thì mua sẵn máy phát điện để dự phòng.

 

Giống như các trang trại lợn khác, gia đình chị cũng đầu tư giàn phun nước trên mái, máy bơm để tắm mát cho lợn. Ngoài ra, trồng nhiều cây xanh quanh chuồng trại để hạn chế ánh nắng chiếu vào chuồng. “Chăn nuôi lợn vào mùa này cực kỳ vất vả và tốn nhiều chi phí. Nào tiền điện, nào tiền thức ăn bổ sung. Nếu không thế, sơ suất là có thể mất toi đàn lợn, vì thế chúng tôi chăm lợn như chăm con mọn”, chị Hoa nói.

 

Tại xã Trác Văn (huyện Duy Tiên), nhiều chủ trang trại nuôi bò sữa cũng lo sốt vó, ái ngại với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng sữa bò.

 

Chị Nguyễn Thị Thịnh, chủ trang trại bò sữa Mục Đồng cho biết, bò sữa là loại gia súc ưa lạnh nên khi thời tiết chuyển sang nắng nóng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như sản lượng sữa. Không những thế, giá bán sữa bò ra ngoài thị trường cũng giảm do chất lượng không đạt yêu cầu.

Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọtBò sữa của trang trại Mục Đồng được tắm mát 24/24

 

“Thời tiết nóng nắng kéo dài, bò sữa dễ bị bệnh, ốm yếu, sức đề kháng kém. Ngoài ra, sản lượng sữa bò thu về ít hơn, kém chất lượng hơn, ảnh hưởng đến việc sản xuất của trang trại, từ đó thu nhập của gia đình giảm sút theo”, chị Thịnh nói.

 

Mặc dù đã áp dụng mọi phương pháp chống nắng như phun nước trong và ngoài chuồng; quạt trần, quạt thông gió bật 24/24, bổ sung thêm chất điện giải vào thức ăn nhưng theo chị Thịnh cũng chỉ hạn chế được một phần nào cái nóng oi bức cho đàn bò. Chị nhẩm tính, vào những tháng nắng nóng như hiện nay, tiền điện để dùng vào việc bơm nước, bật quạt 24/24 lên đến 2 triệu đồng/tháng, có khi còn hơn. Ngoài ra, chị phải mất thêm một khoản chi phí khác là tiền mua thêm thuốc, các loại vitamin bổ sung… “Mặc dù, đàn bò sữa của trang trại chưa có biểu hiện ốm yếu, bỏ ăn do nắng nóng nhưng trang trại không thể chủ quan, lơ là”, chị Thịnh bộc bạch.

Trăm kiểu chống nóng vật nuôi, chi phí tăng vọtCận ảnh hệ thống phun nước, chống nắng nóng cho đàn gia súc

 

MAI CHIẾN
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN

Tăng cường phòng chống nắng nóng cho gia cầm
- Để hạn chế tối đa thiệt hại cũng như ảnh hưởng do nắng nóng gây ra đối với chăn nuôi gia cầm trong điều kiện nắng nóng như hiện nay, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia cầm truyền thống theo chuồng hở, cần có các biện pháp tăng cường chống nóng. Một là cần giãn mật độ nuôi tùy theo độ tuổi của gia cầm. Ví dụ đối với gà đẻ bình thường mật độ từ 3,4 – 4 con/m2, cần giãn mật độ xuống còn 2,5 – 3 con/m2. Hai là cần tăng cường vệ sinh chuồng nuôi thông thoáng, chuồng phải có hệ thống phun nước trên mái, quạt thông gió trong chuồng để giảm nhiệt độ.
- Thứ hai, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và chế độ cho ăn như: Bổ sung các chất điện giải và vitamin vào khẩu phần ăn cho gia cầm, lưu ý cho ăn thức ăn có chất bổ sung ngay từ bữa ăn buổi sáng sớm để tăng cường sức đề kháng cho gia cầm; tăng cường cho ăn vào ban đêm thay vì ban ngày như bình thường để gia cầm ăn và hấp thu thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý cung cấp nước uống đầy đủ cho gia cầm.
- Đối với gia cầm chăn thả rông, cần tạo các tán cây, bóng mát để gia cầm trú ẩn. Lưu ý máng ăn, máng nước phải đặt ở địa điểm thuận lợi gần nơi trú nắng của gia cầm, tránh đặt ở các vị trí xa, buộc gia cầm phải đi qua các khu vực như sân bê tông, bãi cát... mới tới được máng ăn máng uống.
“Gia cầm chuẩn bị vào đẻ, đẻ bói là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thời tiết nắng nóng, vì vậy các giải pháp phòng chống nóng cho gia cầm cần phải đặc biệt chú ý cho đối tượng gia cầm này” – ông Nguyễn Văn Trọng lưu ý.
CÔNG HOÀNG

Để lại comment của bạn

Họ tên: * Yêu cầu nhập
Email: * Yêu cầu nhập * Email sai định dạng
Bình luận: * Yêu cầu nhập
Gửi bình luận
Bài mới hơn
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi (6/23/2025 12:00:00 AM)
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam (6/23/2025 12:00:00 AM)
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng (6/4/2025 12:00:00 AM)
  • Sự cấp thiết trong việc sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (5/14/2025 12:00:00 AM)
Bài cùng chuyên mục
  • Masan bắt tay với nhà sản xuất thịt chế biến lâu đời nhất Hàn Quốc (7/4/2018 12:00:00 AM)
  • Nắng nóng vượt 40°C, cảnh báo thiệt hại trong chăn nuôi (7/3/2018 12:00:00 AM)
  • Công ty Wisium: Mở rộng hợp tác kỹ thuật với công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu Hàn Quốc (7/2/2018 12:00:00 AM)
  • Nhìn lại tình hình chăn nuôi tháng 6/2018 (6/28/2018 12:00:00 AM)
Quảng cáo
  • qc3
  • vietstock
Tin mới
  • Vietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôiVietstock tổ chức chuỗi hội thảo đầu bờ, kết nối tri thức ngành chăn nuôi
  • Vietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt NamVietstock 2025: Nền tảng triển lãm và hội thảo hàng đầu kết nối toàn ngành chăn nuôi Việt Nam
  • Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock Khai phá tiềm năng thương hiệu: Kết nối, hợp tác và phát triển cùng Vietstock
  • Informa Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởngInforma Markets công bố chuỗi triển lãm chăn nuôi và thủy sản: Mở lối đổi mới, phát triền bền vững và tăng trưởng
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – EcovetHội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
Liên kết website
  • VIỆN CHĂN NUÔI
  • CỤC CHĂN NUÔI
  • TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QG
  • HIỆP HỘI GIA SÚC LỚN VN
  • NHÀ CHĂN NUÔI
Video
  • Lý giải hiện tượng gà chết sau khi tiêm vacxin
  • Lo sợ giá lại giảm, người nuôi lợn dè dặt tái đàn
  • Kỹ thuật nuôi đà điểu: Cho ăn đúng cách để đà điểu lớn nhanh như thổi
  • Dùng tỏi trong chăn nuôi gà, cần lưu ý một số điều
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăn nuôi lợn rừng
  • Nuôi lợn bằng thuốc nam
  • Chăn nuôi lợn trong năm 2018: Chuyên gia khuyên gì?
  • Kinh nghiệm chăn nuôi dúi
  • Đổi đời nhờ nuôi gà tây thịt
  • Nuôi lợn rừng giữa cơn bão giá: Cuộc đời nở hoa hay bế tắc?
  • Lợn bị viêm đường hô hấp: Dùng thuốc nào để chữa?
  • Thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ghép nhiễm khuẩn kế phát ở bồ câu
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • "Hốt" tiền tỷ nhờ mô hình nuôi vịt trời
  • Đầu tư "chuồng nuôi khủng" nông hộ sẵn sàng nhập gà giống
  • Sai lầm nghiêm trọng làm chết rất nhiều gà
  • Phòng trị bệnh viêm da do hội chứng còi cọc ở lợn
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Cái lò gạch cũ và giấc mơ làm giàu từ nuôi lợn nái ngoại
  • Phối giống cho lợn nái 2 lần/ngày có được không?
  • Bệnh nấm trên dê: Cách nhận biết và điều trị
  • Bỏ nghề lái xe, rẽ sang nuôi lợn: Thắng hay bại?
  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời đúng tiêu chuẩn
  • Dùng rổ làm ổ đẻ cho gà: Rẻ mà chất
  • Công thức phối trộn thức ăn cho gà 5 ngày tuổi
  • Nuôi gà sạch: 1 vốn 4 lời
  • Người đam mê với lợn sạch
  • Kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm thả vườn có kiểm soát tại nông hộ vùng cao
  • Dọn phân tự động cho chăn nuôi chim bồ câu
  • Mô hình nuôi dê thịt hiệu quả ở An Giang
  • Kỹ thuật nuôi bò cho nông hộ ở Thái Nguyên
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P2
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ P1
  • Nuôi ếch bằng thức ăn thảo dược
  • Nuôi gà Móng có trong sách Đỏ thu lãi nửa tỷ đồng
  • Bí quyết nhập gà giống thành công và những điều không thể không nhớ
  • Trị bệnh tụ huyết trùng thể quá cấp tính cho gà
  • Lợn nái mang thai bị cảm nắng và nhiễm liên cầu khuẩn
  • Cách chăm sóc để gà đẻ nhiều trứng nhiều và to
  • “Ngất” với chuồng gà thông minh, tiện lợi nhất vịnh Bắc Bộ
  • Làm giàu từ giống ngan thương phẩm VCN/TP-VS7
  • Điều gì xảy ra khi nuôi vịt trên sàn nhựa?
  • Kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc heo nái thời kỳ nuôi con
  • Những lưu ý vàng trong chăn nuôi gà thả vườn - Lượng Huệ
  • Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
  • Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản Hiệu Quả Cao
Thống kê truy cập
  • HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

    • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân
    • Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;
    • Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.
    • Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM - ANIMAL HUSBANDRY ASSOCIATION OF VIET NAM (AHAV)

Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Lô D20, Ngõ 19 Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 386.91511/ 3868.7708/ 3629.0621/ 3533.5758; Email: vanphong@hoichannuoi.vn;

Người chịu trách nhiệm nội dung chính: Ông NGUYỄN XUÂN DƯƠNG – Chủ tịch Hội.

Giấy phép đăng kí số: 101/GP - TTĐT, cấp ngày 21/7/2015