Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tham gia mạng lưới các tổ chức chăn nuôi lợn châu Á

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tham gia mạng lưới các tổ chức chăn nuôi lợn châu Á
Ngày đăng bài - 2/29/2024 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tham gia mạng lưới các tổ chức chăn nuôi lợn châu Á

[Hội Chăn nuôi Việt Nam] - Ngày 21/02/2024, tại Hàn Quốc, đã diễn ra lễ trao đổi và ký thỏa thuận ghi nhớ thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức chăn nuôi lợn châu Á. Sự kiện do Hiệp hội các nhà sản xuất lợn Hàn Quốc tổ chức.

 

Theo đó, Hiệp hội Chăn nuôi lợn Hàn Quốc, Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn Nhật Bản, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Liên đoàn những người nuôi lợn quốc gia Philippines, Quỹ nghiên cứu và phát triển ngành chăn nuôi lợn Philippines đã ký thỏa thuận ghi nhớ thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức chăn nuôi lợn châu Á.

 

 

Tại buổi lễ trao đổi và thỏa thuận, các Hội/Hiệp hội đều tươi cười rạng rỡ khi cầm trên tay bản thỏa thuận. Từ trái qua phải, hàng thứ nhất: TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ông Takuo Sukigara – Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn Nhật Bản, ông Son Se Hee – Chủ tịch Hiệp hội Thịt lợn Hàn Quốc, ông Chester Warren Y.Tan – Chủ tịch Liên đoàn những người nuôi lợn quốc gia Philippines, ông Jimmy N.Chua – Chủ tịch Quỹ nghiên cứu và phát triển ngành chăn nuôi lợn Philippines


 

Thúc đẩy sự phát  triển của ngành chăn nuôi lợn châu Á

 

Mục đích của mạng lưới hợp tác này là nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn châu Á và nâng cao khả năng cạnh tranh, thông qua trao đổi thông tin cũng như nguồn nhân lực và vật chất giữa các tổ chức.

 


Theo biên bản thỏa thuận, các tổ chức đã thống nhất: sẽ mở rộng diễn đàn này đến hầu hết các nước châu Á có ngành chăn nuôi lợn phát triển, trước tiên là các nước nước khu vực Đông Á và duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, trao đổi theo hình thức tổ chức luân phiên mỗi năm một lần; thúc đẩy các dự án hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật chăn nuôi và cán bộ quản lý cấp cao của các hội, hiệp hội ngành hàng thịt lợn; thiết lập hệ thống hợp tác trực tuyến để trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, thị trường, chính sách phát triển...; kết nối các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi lợn giữa các thành viên trong diễn đàn và quốc tế.

 

Đoàn của Hội Chăn nuôi Việt Nam bao gồm TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và TS Bạch Quốc Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thú y xanh Việt Nam, thành viên của Hội Chăn nuôi Việt Nam tham gia sự kiện.

 

Theo TS Nguyễn Xuân Dương, các nước châu Á và đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều là những nước có thói quen, nhu cầu sử dụng lớn thịt lợn trong tiêu dùng thực phẩm và chăn nuôi lợn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, do áp lực của tình hình dịch bệnh, môi trường, nguyên liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi) và thị trường đang là những vấn đề lớn tác động đến sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thịt lợn của các nước trong khu vực. Ngoài những khó khăn chung nói trên, chăn nuôi lợn của Việt Nam còn có những khó khăn riêng, đó là mật độ vật nuôi cao, số cơ sở chăn nuôi nhiều và tỷ lệ người dân còn phụ thuộc vào ngành chăn nuôi lớn...

 

"Việc thiết lập diễn đàn đối với các tổ chức có liên quan đến ngành hàng thịt lợn của các nước châu Á là rất thiết thực, thông qua đó những người chăn nuôi, chế biến và cung ứng mặt hàng thịt lợn của các nước trong khu vực có thể chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, nguồn lực để cùng phát triển và hội nhập. Riêng Việt Nam, hoạt động của các hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn còn rất yếu, thì đây là cơ hội tốt để chúng ta học tập và phát triển", TS Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.

 

Theo ông Son Se-hee, Chủ tịch Hiệp hội Thịt lợn Hàn Quốc, cho biết: “Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp protein trên toàn thế giới và cũng là nền tảng tuyệt vời cho sự phát triển kinh tế quốc tế.

 

Các đại diện Hiệp hội/Hội thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị vì ngành chăn nuôi lợn châu Á

 

Ông chia sẻ thêm: “Ngành chăn nuôi lợn Đông Á đã chuẩn bị sự kiện này để tăng cường trao đổi thông tin đồng thời giải quyết các vấn đề về năng suất và môi trường, chi phí chăn nuôi tăng cao và ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh quốc tế. Hãy chung tay để chăn nuôi lợn châu Á có thể đóng vai trò dẫn đầu trên thị trường chăn nuôi lợn quốc tế. Ông cũng đề xuất: “Các thành viên hãy chia sẻ những kinh nghiệm và chính sách tốt của mỗi quốc gia để thúc đẩy sự phát triển chung của ngành chăn nuôi lợn”. 

 


Tham dự sự kiện, ông Kim Jeong-wook, Giám đốc Chính sách Chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết: “Ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí rất quan trọng ở Hàn Quốc khi đứng đầu trong số 2022 mặt hàng phổ biến nhất trong số các mặt hàng được ưa chuộng nhất ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, có nhiều thách thức như giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ở vật nuôi và tình trạng mất ổn định cung cầu thường xuyên nên chính phủ thường xuyên trao đổi ý kiến ​​theo từng trường hợp cụ thể với Hiệp hội Thịt lợn Hàn Quốc và chuẩn bị các biện pháp ứng phó.

 

“Tôi hy vọng mạng lưới sẽ trở thành nơi dẫn dắt sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn châu Á bằng cách tìm cách hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, trí tuệ của mỗi nước”, ông nói. 

 

Ông Sukigara, Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi lợn Nhật Bản đưa ra thông tin: “Ngành chăn nuôi lợn ở Nhật Bản đang trải qua thời kỳ rất khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao và sự lây lan của nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Ông nói: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Hiệp hội Thịt lợn Hàn Quốc vì đã mang đến cơ hội quý giá này”. 

 

Kinh nghiệm về chăn nuôi lợn ở các quốc gia

 

Toàn cảnh sự kiện

 

Tại sự kiện, các đại biểu đã có nhiều chia sẻ về ngành chăn nuôi lợn tại mỗi nước.

 

Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến ngành chăn nuôi lợn

 

Ông Sukigara - Tổng thư ký của Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn Nhật Bản nhấn mạnh, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành chăn nuôi lợn trong hơn 10 năm qua ... Hiện tại, số trang trại lợn của Nhật Bản là 3370, đang nuôi khoảng 9 triệu con lợn. Tiêu thụ thịt lợn là 13,1 kg/người/năm. Nó nhỏ hơn ngành chăn nuôi lợn của Hàn Quốc, nơi có 5700 trang trại nuôi 11 triệu con và mức tiêu thụ bình quân đầu người gần 30 kg. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến ngành chăn nuôi lợn. 

 


Tổng thư ký Sukigara quan ngại: “Mặc dù dịch tả lợn châu Phi chưa xảy ra ở Nhật Bản nhưng mối lo ngại của người nông dân là rất đáng kể. Các trang trại chăn nuôi lợn của Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn khác nhau về vấn đề về môi trường và dịch bệnh”. 

 

Ông nhấn mạnh: “ Ở Nhật Bản, chỉ duy nhất con lợn là có Đạo luật khuyến khích chăn nuôi lợn và Đạo luật bình ổn giá lợn có từ khoảng 10 năm trở lại đây để bảo vệ ngành chăn nuôi lợn. Trong đó quy định, nếu giá lợn sản xuất ra, bán thấp hơn giá thành sản xuất thì chính phủ sẽ hỗ trợ 75% số chênh lệch, còn lại 25 % là do người chăn nuôi”. 
 

 

Một số vấn đề của hậu ASF

 


Ông Alfred Wong, phó chủ tịch Liên đoàn chăn nuôi lợn quốc gia Philippines, cho biết: “Bức tranh ngành chăn nuôi lợn đã thay đổi đáng kể kể từ khi ASF tấn công Philippines vào tháng 7 năm 2019. Mức tiêu dùng thịt lợn giảm, trong khi thủy sản và thịt gà đã tăng khoảng 60%. Cũng do tác động của ASF nên lượng nhập khẩu thịt lợn đã tăng lên 1 triệu tấn vào năm 2022 và 600.000 tấn vào năm 2023. Chính sách tiếp tục nhập khẩu thịt lợn này sẽ cản trở hơn nữa việc quay trở lại hoạt động nông nghiệp của người chăn nuôi lợn Philippines và gây rủi ro cho an ninh lương thực của đất nước.”

 

Hầu hết các đại biểu đều quan tâm đến các biện pháp kiểm soát ASF, trong đó đều thống nhất cao giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhập cảnh con người, lợn rừng có thể mang theo mầm bệnh. Vấn đề vắc xin ASF cũng được nhiều đại biểu đề cập, trong đó đều rất quan ngại đến yêu cầu về hiệu giá và tính an toàn của vắc xin.

 

Tại sự kiện, các đại biểu được nghe trình bày về Quỹ Thịt lợn Hàn Quốc, được thành lập cách đây 20 năm và đang đi đúng hướng. Ngoài quy mô đạt tới trên 90% số người có hoạt động chăn nuôi lợn tham gia Hiệp hội, đóng góp hội phí hằng năm và phí tiêu thụ khoảng 7.000-8.000 VNĐ/con lợn xuất chuồng, đã tạo được nguồn lực lớn về tài chính và tính thống nhất cao trong điều hành hoạt động của Hiệp hội. Trong những kinh nghiệm hoạt động, như nghiên cứu khoa học, thông tin thị trường, truyền thông phổ biến kiến thức, thì hoạt động tiếp thị là ngày Samgyeopsal, lễ hội thịt lợn Hàn Quốc và các hoạt động quyên góp cộng đồng cho ngành chăn nuôi lợn trong nước luôn được Hiệp hội chăn nuôi lợn Hàn Quốc chú ý triển khai rất hiệu quả.

 

Hà Ngân tổng hợp, biên dịch

Ảnh: Kim Kyung-wook, báo www.agrinet-co.kr

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập