Nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong chăn nuôi heo

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    1156
Nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong chăn nuôi heo
Ngày đăng bài - 8/25/2018 12:00:00 AM
Nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong chăn nuôi heo

Ngày 23/8/2018, tại Hải Dương, Công ty UBM châu Á phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong chăn nuôi heo trước những thách thức hiện tại”.

 

Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo công ty UBM, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương, các công ty trong chăn nuôi thú y và đông đảo chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.

 

Toàn cảnh hội thảo

 

TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, trong bài trình bày: “Tình hình chung của ngành chăn nuôi Heo Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra: Việt Nam, năm 2017 là năm thua lỗ cực lớn của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam, toàn ngành thiệt hại trên 100 ngàn tỷ đồng. Đây là bài học đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước và người chăn nuôi lợn về quy hoạch phát triển, về quan hệ cung cầu, về phát triển thị trường, về tăng trưởng chất lượng, năng suất thay cho số lượng; về giết mổ, chế biến và dự trữ động lạnh, về công tác thống kê…Biết tổ chức sản xuất lại sẽ mở ra thời kỳ phát triển mới, phát triển bền vững cho ngành hàng sản xuất thịt lợn. Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất chăn nuôi nói chung tăng khá trừ ngành chăn nuôi lợn do quy mô giảm 5,46%, sản lượng thịt lợn giảm 0,43% so với cùng kỳ năm 2017. 

 

TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

 

Từ tháng 4/2018 đến nay giá được tăng liên tục và giữ ở mức cao. Nuôi lợn lãi khá, bù được một phần lỗ của năm 2017 nhưng giá tăng cao đáng lo hơn mừng. Bởi lẽ do thiếu nguồn cung thịt lợn và giá cao nên người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt gia cầm, trứng, thủy sản (thịt gia cầm tăng 8,36% và trứng gia cầm tăng 12%...) và tăng nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu…

 

TS Trúc nhận định, ngành lợn của nước ta có triển vọng bởi đây là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống lâu đời tại Việt Nam, là thế mạnh  của ngành chăn nuôi nước ta. Thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt. Tuy tỷ trọng này sẽ giảm dần do đa dạng hóa cơ cấu và chủng loại thực phẩm, chuyển dịch dần sang mặt hàng thức ăn nguội và thức ăn nhanh. Việt Nam đứng thứ bảy thế giới về tiêu thụ thịt lợn (sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazil, Nhật Bản). Nhu cầu nhập khẩu thịt lợn vẫn cao, chủ yếu từ các nước Hồng Kong, Philipines, Đài Loan, Liên Bang Nga…

 

Thịt lợn cũng đang là mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu về lâu dài. Việt Nam đang ở TOP 10 các nước xuất khẩu nhiều thịt lợn. Lâu nay chúng ta vẫn xuất được lợn  sữa đông lạnh, lợn choai) sang Hong Kong và Malaysia với trên chục ngàn tấn/năm. Thập niên 80-90 Việt Nam xuất khẩu thịt lợn đông lạnh và thịt lợn mảnh sang Nga và các nước Đông Âu. Tập đoàn Mavin và công ty Sojitz Nhật Bản đã hợp tác xuất khẩu thịt heo tươi cấp đông Việt Nam sang thị trường Myanmar với khoảng 26 tấn mỗi tháng. Đây là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên xuất khẩu thành công thịt heo tươi ra nước ngoài.

 

Cùng với đó, ngành chăn nuôi lợn cuãng thu hút một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành hàng phục vụ xuất khẩu: Tập đoàn Masan đang đầu tư nhà máy giết mổ lợn hiện đại công suất 1,4 triệu tấn/năm. Công ty Cổ phần Biển Đông đầu tư Nhà máy giết mổ công suất 300 con heo/giờ tại Nam Định bằng thiết bị hiện đại của Hàn Quốc. Tập đoàn Deheus tham gia 35% cổ phần. Cùng với đó, tập đoàn Dehues hợp tác liên doanh với Công ty thực phẩm Vinh Anh xây dựng chuỗi sản xuất thịt lợn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thực phẩm Vinh Anh.Công ty C.P Việt Nam đang thảo luận với Hà Nội và Bắc Giang về địa điểm xây dựng nhà máy giết mổ. Tập đoàn Dabaco đang nhận bàn giao 12 ha đất tại Bắc Ninh  để xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến thịt lợn. 

 

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã ký thỏa thuận với tổ chức Thú y thế giới (OIE) để hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi sản xut theo chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Trước hết sẽ tập trung vào việc nhà nước đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn để họ tìm kiếm thị trường, đồng thời trên cơ sở yêu cầu của các tập đoàn để xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu.Cùng với đó, Luật Chăn nuôi sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp quốc hội cuối năm.

 

Các thách thức của ngành chăn nuôi lợn đó là: Chăn nuôi lợn cần được tổ chức lại để trở thành ngành hàng lớn, đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh và theo hướng xuất khẩu. Rất cần sự quan tâm của Chính phủ, bộ ngành thông qua các cơ chế, chinh sách phù hợp.

 

Đông đảo người chăn nuôi của tỉnh Hải Dương và Hưng Yên tới tham gia và lắng nghe bài trình bày của các diễn giả.

 

Vì vậy, theo ông, các giải pháp chính đó là cần tập trung phát triển các vùng chăn nuôi lớn, an toàn dịch bệnh, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải và hạn chế ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ 4.0 trong chăn nuôi lợn khi đó điều kiện. Phải sản xuất chế biến tiêu thụ và phát triển thị trường theo chuỗi khép kín do doanh nghiệp chủ đạo. Chăn nuôi lợn tuy đã giảm nhiều nhưng sau khủng hoảng giá năm 2017, cần điều tra lại và có chính sách hỗ trợ, bổ sung để chăn nuôi nông hộ tham gia chuỗi, HTX chăn nuôi hoặc chuyển nghề khác. Tăng cường hoạt động thú y kiểm soát dịch bệnh và kiểm dịch thú y. Ngành chăn nuôi lợn phải xây dựng lộ trình giảm giá thành thịt lợn và có giải pháp chăn nuôi không dùng kháng sinh. Có chính sách dự trữ sản phẩm thịt lợn đông lạnh, giúp hỗ trợ bình ổn giá. Sớm ra đời Hiệp hội ngành hàng thịt lợn…

 

PGS TS Pariwat Poolperm, Đại học Kasetsart, Thái Lan

 

PGS TS Pariwat Poolperm, Đại học Kasetsart, Thái Lan với bài trình bày: “Bí quyết đối mặt với khó khăn ngành chăn nuôi heo hiện nay” chỉ ra rằng là một nhà chăn nuôi, cái các bạn cần chính là lợi nhuận. Điều này đòi hỏi phải có chi phí chăn nuôi thấp nhất, đối với heo nái chi phí đã cố định ân 1000 kg thức ăn/năm vì vậy đặt ra đó là phải có nhiều heo con hơn, chi phí thấp hơn.

 

Ông cho rằng, để sản xuất heo với chi phí thấp hơn thì nhà chăn nuôi cần thiết phải: Ghi chép số liệu năng suất, bởi theo ông nếu không ghi chép thì không thể biết được lỗ lãi, tài chính ra sao, chuyên gia có muốn giúp mà không có số liệu thì cũng đành bó tay. Cùng với đó, nhà chăn nuôi cần thiết phải loại trừ dịch bệnh (tai xanh, PPRS PED, APP…). Cùng với đó là việc tối ưu hóa thức ăn… Ông cũng cho rằng, chi phí thức ăn chiếm 70% chi phí chăn nuôi và quyết định lợi nhuận trong chăn nuôi, vì vậy nên đầu tư thức ăn cho heo ở giai đoạn 40-60kg để tối đa hóa trọng lượng của chúng. Cùng với đó, chúng ta phải kiểm soát thất thoát rơi vãi thức ăn làm tăng chi phí thức ăn lên.

 

Ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Kỹ thuật Biomin Việt Nam

 

Trong bài thuyết trình có chủ đề: “Nuôi heo với phương pháp ít lệ thuộc hơn vào kháng sinh ở Việt Nam”, ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Kỹ thuật Biomin Việt Nam cho rằng: giai đoạn theo mẹ và cai sữa là thời kỳ yếu nhất trong vòng đời của heo. Heo con phải chịu nhiều các tác nhân gây stress mới như nhiệt độ, vi khuẩn, dinh dưỡng, quần thể... Heo con có sự phát triển miễn dịch hạn chế và trọng lượng thấp. Cùng với đó, dịch bệnh cao trong giai đoạn này.  Trong chăn nuôi heo, kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn heo theo mẹ cai sữa. Nuôi heo cai sữa khỏe mạnh đồng nghĩa với sử dụng kháng sinh ít hơn về dài hạn, trong giai đoạn nuôi heo thịt khi trọng lượng heo lớn hơn và lượng kháng sinh, nếu cần, sẽ lớn hơn. Câu hỏi là làm sao để để nuôi heo cai sữa khỏe mạnh với ít kháng sinh hơn. Câu trả lời đó là phải quản lý nái nuôi con, quản lý heo con theo mẹ, quản lý heo cai sữa dưới 30 kg.

 

Ông Hải cũng cho rằng sử dụng kháng sinh được phép trong điều trị, từ góc độ quyền lợi động vật, phải được duy trì.Việc giảm kháng sinh là có thể và đã được áp dụng thành công; áp dụng các kế hoạch giảm kháng sinh phải rõ ràng và cụ thể để đảm bảo giải pháp sẽ được giải quyết đúng các thách thức. Nghiên cứu cho thấy các giải pháp của Biomin đã làm giảm việc vi khuẩn kháng thuốc. Cụ thể, Biomin cũng sáng chế ra các hoạt chất thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như Biomin Phytase, Biotronic, Mycofix, Digestarom…

 

Ông Nguyễn Văn Quý, HTX Xuân Phú 

 

Trong bài trình bày “Ứng dụng phần mềm quản lý trang trại và truy xuất nguồn gốc thịt heo”, ông Nguyễn Văn Quý, HTX Xuân Phú cho biết, phần mềm vicappig.com của HTX được thiết kế bao gồm các chức năng sau: 

 

1) Cập nhật số liệu sản xuất: Số liệu nhập đàn, phối giống, khám thai, sinh sản, cai sữa, loại thải, sử dụng vắcxin, điều trị bệnh, sử dụng thức ăn,…; 

 

2) Cảnh báo sản xuất: Cảnh báo sử dụng vắcxin (theo loại vắcxin, theo đối tượng heo), cảnh báo năng suất, cảnh báo tình trạng heo vấn đề (lên giống,…); cảnh báo danh sách heo cần phối giống, sắp đẻ, cần cai sữa,…; 

 

3) Tổng hợp, thống kê: Lý lịch nái, tổng hợp cơ cấu đàn nái (theo loại heo, theo lứa đẻ), tổng hợp năng suất cá thể, năng suất toàn đàn (cả năm, theo từng tháng….); theo dõi nái loại thải, thay đàn; 

 

4) Theo dõi thức ăn, sử dụng thuốc thú y. 

 

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

 

Cuối chương trình, bà Rose Chitanuwat - Giám đốc Chuỗi Thương Hiệu (khu vực ASEAN) - Công ty UBM giới thiệu về triển lãm và hội thảo VIETSTOCK (Nguồn: UBM châu Á)

 

Cũng tại Hội thảo, một số công ty trong ngành thức ăn chăn nuôi cũng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình và nhận được sự chú ý của người chăn nuôi.

 

Công ty Ánh Dương Khang (Nguồn: UBM châu Á)

 

Công ty TNHH International Nutrition (Nguồn: UBM châu Á)

 

Người chăn nuôi quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của các công ty (Nguồn: UBM châu Á)

 


 Các diễn giả và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

 

TÂM AN
Nguồn: Nhachannuoi.vn

 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • hoi thao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập