Hội Chăn nuôi – Thú y Thái Nguyên 10 năm xây dựng và phát triển: Điểm tựa tin cậy của người chăn nuô

 
Thứ Sáu, 25/11/2016
Báo giá
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quảng cáo
    11356
Hội Chăn nuôi – Thú y Thái Nguyên 10 năm xây dựng và phát triển: Điểm tựa tin cậy của người chăn nuôi
Ngày đăng bài - 8/25/2023 12:00:00 AM
Hội Chăn nuôi – Thú y Thái Nguyên 10 năm xây dựng và phát triển: Điểm tựa tin cậy của người chăn nuôi

10 năm hình thành và phát triển, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên là “điểm tựa” tin cậy cho người chăn nuôi trong tỉnh tự tin vượt qua thách thức, vươn lên làm giàu; là nơi truyền lửa, truyền kinh nghiệm cho thế hệ trẻ trong ngành chăn nuôi, thú y thêm yêu nghề, gắn bó với nghề trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới.

 

Ngày 08/8/2023, Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (8/8/2013 – 8/8/2023) tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

 

Đến dự có đại diện lãnh đạo: Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam; Sở, ngành liên quan của tỉnh Thái Nguyên; trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, xử lý môi trường; các cơ quan truyền thông ở Trung ương và tỉnh Thái Nguyên.

 

Hội Chăn nuôi – Thú y Thái Nguyên được UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số 1491/QĐ-UBND  ngày 8/8/2013. Nhìn lại chặng đường 10 năm tuy chưa dài, nhưng Hội Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên đã được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, đặc biệt sự quan tâm giúp đỡ của Sở NN&PTNT tỉnh, Hội đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận. 

 

Ban đầu, Hội chỉ có 65 hội viên, đến nay đã có 288 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Hội đã tập hợp, kết tinh được các tầng lớp trí thức, người có năng lực, trình độ, có bề dày kinh nghiệm từ các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và người tâm huyết gắn bó với nghề (2,4% hội viên là Giáo sư, Phó Giáo sư; 13,8% trình độ Tiến sỹ; 6,5% trình độ Thạc sỹ; 36,8% có trình độ Đại học và 40,5% có trình độ Cao đẳng hoặc Sơ cấp Chăn nuôi- Thú y …).

 

Truyền thông, đào tạo tập huấn được phát huy

 

Thực hiện tốt công tác truyền thông, đào tạo tập huấn, phát huy lợi thế thuận lợi có Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đóng trên địa bàn tỉnh, Hội đã cùng nhà trường tổ chức nhiều buổi đạo tạo, tập huấn cho người chăn nuôi và đưa sinh viên về thực tập tại các trang trại. Hàng năm có hàng ngàn người nông dân được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thú y; và hàng ngàn sinh viên được trực tiếp về hộ chăn nuôi trải nghiệm. Bên cạnh đó Hội đã thực hiện tốt việc cập nhật thông tin đưa lên trang website của Hội (hoicntythainguyen.com) được đông đảo người dân nhất là các chủ trang trại, chủ hộ chăn nuôi, người tiêu dùng đồng thuận cao, đóng góp một phần không nhỏ nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

 

Tư vấn, phản biện, giám định xã hội được quan tâm

 

Công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội, tham gia các đề tài, dự án, được Hội luôn quan tâm, trú trọng, Hội đã tranh thủ ý kiến từ các nhà quản lý qua các thời kỳ, những nhà khoa học để tham gia góp ý nhiều dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành liên quan đến công tác quản lý chăn nuôi, thú y và nuôi trồng thủy sản.

 

Nổi bật là Hội đã cùng các ngành, các đơn vị tham mưu, tư vấn để tỉnh ban hành Quyết định quy định của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hội đã tham gia Ban giám khảo về cuộc thi Nông dân sáng tạo, các Hội đồng Bảo vệ luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ Nông nghiệp. Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các Chi Hội ngăn chặn  các hành vi vi phạm pháp luật trong quảng bá các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi,  thú y. Riêng chi hội Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm thực hiện 03 đề tài cấp Nhà nước, 01 đề tài cấp Bộ, 06 đề tài cấp tỉnh với tổng kinh phí được duyệt trên 20 tỷ đồng.

 

Tiếp nhận thức ăn thừa của Samsung Electronics Việt Nam để cấp cho hội viên

 

Samsung Việt Nam hỗ trợ các hộ chăn nuôi

Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận thức ăn thừa từ Sam Sung Electronics

 

Để tạo công ăn, việc làm cho hội viên, có thêm sự quan tâm phối hợp Hội được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho tiếp nhận thức ăn thừa của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam vào cuối năm 2016.  Đã xây dựng phương án tiếp nhận, vận chuyển, xử lý, phân phối thức ăn thừa cung cấp cho các hội viên chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên làm thức ăn chăn nuôi.

 

Đồng thời thực hiện tốt công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi và xử lý môi trường, hàng trăm hội viên, trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ mới về xử lý chất thải, nước thải trong chăn nuôi; sử dụng vi sinh vật hữu hiệu nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và xử lý môi trường; tận dụng khí thải thành điện sinh học.

 

Xây dựng được trụ sở làm việc của Hội

 

Cũng từ các hoạt động này, Hội đã được sự đồng tình ủng hộ, đóng góp của các tổ chức cá nhân để Hội đã chủ động xây dựng  trụ sở làm việc của Hội (trụ sở làm việc với diện tích 282 m2 tại tầng 4, toà nhà đa cơ quan, Tổ 15, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên).

 

Cùng với hoạt động chuyên môn, Hội đã thực hiện tốt các hoạt động xã hội đó là  trong 10 năm đã chi gần 06 tỷ đồng cho các chương trình, từ thiện, trao quà cho các cháu học sinh vùng  lũ lụt; ủng hộ đồng bào miền Trung, tuyên dương các cháu là học sinh giỏi các cấp là con em các hội viên, các em có hoàn cảnh khó khăn tại Thái Nguyên; cấp học bổng cho sinh viên học giỏi là con của các hội viên, cấc hoạt động xã hội trong phòng chống dịch bệnh Covd-19 … các hoạt động này đã được đồng thuận cao của xã hội, người dân.

 

Bài học rút ra

 

Hội cũng rút ra 4 bài học kinh nghiệm sau 10 năm xây dựng và phát triển đó là (I) Nghị quyết phải đúng, sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải tích cực, sáng tạo, kiên trì, quyết liệt, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, vận dụng phù hợp, đạt hiệu quả thiết thực. (II) Tăng cường nâng cao ý thức, trách nhiệm cho hội viên; để hội viên nắm vững các quy định của pháp luật, của địa phương liên quan đến lĩnh vực Chăn nuôi-Thú y. (III) Lấy sinh hoạt Chi Hội là chính, duy trì sinh hoạt nề nếp, mọi hoạt động theo kế hoạch; thực hiện nghiêm quy định Điều lệ Hội. (IV) Hội viên phải thực sự gương mẫu chấp hành Điều lệ Hội, nhất là các đồng chí trong BCH, các Chi Hội trưởng phải là tấm gương tốt để mọi hội viên noi theo.

 

Những khó khăn thách thức

 

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, cũng như các Hội, hiệp hội trên cả nước, Hội Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức:  Kinh phí hoạt động của Hội không có từ ngân sách nhà nước; chức năng, nhiệm vụ chưa được thực hiện theo Luật nhất là chức năng về chứng nhận, các tiêu chí kỹ thuật; việc thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân vào các hoạt động chuyên môn gặp nhiều khó khăn; chức năng tư vấn phản biện chính sách còn hạn chế, nhiều chính sách đã ban hành nhưng khi áp dụng rất khó khăn do chưa phù hợp. Công tác phối hợp giữa các Hội với các cơ quan quản lý nhà nước có nơi có lúc chưa đồng bộ nên hiệu quả hoạt động chưa cao.

 

Nâng cao năng lực hoạt động của Hội

 

Về giải pháp hoạt động của Hội trong thời gian tới sẽ tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của Ban chấp hành, để nâng cao hiệu quả hoạt động nhất là trong xu thế hội nhập thế giới. Củng cố và phát huy vai trò các Chi hội, tập trung nâng cao chất lượng đóng góp hoạt động của các hội viên, phát triển hội viên ở các địa phương. Làm tốt hơn công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho các hội viên bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tích cực tham gia tư vấn, phản biện xã hội thuộc lĩnh vực ngành và  tổ chức liên kết trong các khâu sản xuất, chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ. Cung cấp thông tin có dự báo, phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ để các hội viên nắm bắt kịp thời và có định hướng cho các ngành hàng chủ lực; an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

 

Tại lễ kỉ niệm, lãnh đạo Hội Chăn nuôi, Hội Thú y Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Sở NN&PTNT Thái Nguyên đã biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao kết quả, những thành tựu mà Hội Chăn nuôi Thú y Thái Nguyên đạt được sau 10 năm xây dựng và phát triển.

 

Mong muốn trong thời gian tới, Hội tiếp tục củng cố tổ chức, làm tốt hơn chức năng tư vấn xã hội đặc biệt tư vấn các chính sách dành cho chăn nuôi, thú y, thủy sản, giúp cho Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thực hiện tốt hơn việc tham mưu cho tỉnh  thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh có hiệu quả. Cùng với các Hội, Sở,  Ngành liên quan lên tiếng có ý kiến để bổ sung Quỹ đất dành cho Chăn nuôi trong Luật Đất đai sửa đổi sắp tới; có ý kiến để Nhà nước tăng cường kiểm soát nhập khẩu, nhất là kiểm soát nhập lậu qua biên giới để ngành Chăn nuôi trong nước phát triển.

 

Thực hiện tốt hơn công tác phối hợp giữa các hội, các cơ quan quản lý nhà nước để tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm để luôn giữ vững là “tốp dẫn đầu” của Hội Chăn nuôi các tỉnh thành phố trong cả nước./.

 

TS Nguyễn Ngọc Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam

 

Với những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và phát triển Hội Chăn nuôi – Thú y Thái Nguyên vinh dự được Bộ NN&PTNT trao tặng 01 Bằng khen; Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam trao tặng 02 Bằng Khen; UBND tỉnh Thái Nguyên trao tặng 02 Bằng khen. Nhiều đơn vị thành viên, hội viên được các cấp các ngành ở Trung ương, tỉnh, thành phố, sở ngành liên quan trao tặng với những đóng góp tích cực trong phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. 

Để lại comment của bạn

Họ tên:
Email:
Bình luận:
Quảng cáo
  • qc3
  • ildex quang cao
  • Huali
Video
Thống kê truy cập