(Chỉnh sửa lần 4, áp dụng cho bài đăng từ số 216 tháng 2 năm 2017)
Ảnh bìa Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 8.2020 sốTiếng Anh
1. Những nội dung được đăng tải trên Tạp chí
- Các công trình nghiên cứu khoa học Chăn nuôi, Thú y, Thủy sản và các lĩnh vực liên quan.
- Những chuyên đề, bài tổng quan về Khoa học–Công nghệ, Khoa học–Kỹ thuật, Quy chuẩn và Chính sách liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.
- Những tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất, kinh nghiệm về Chăn nuôi.
- Những thông tin khoa học và công nghệ Chăn nuôi trong nước và trên thế giới.
2. Thể lệ gửi bài báo
Bài báo gửi cho Tạp chí để xét duyệt đăng được gửi qua thư điện tử dưới dạng Word với Font chữ Times New Roman (không định dạng file.pdf) theo các địa chỉ email sau:
(1) tapchichannuoi@hoichannuoi.vn
(2) nvanduc48@gmail.com (Phó TBT, kiêm Thư ký tòa soạn, ĐT 0986 422 026).
Ban biên tập Tạp chí sẽ phúc đáp ngay sau khi nhận được bài báo.
3. Hình thức trình bày bài báo khoa học
- Font và cỡ chữ: Font Times New Roman (Unicode), Word 2003 và cỡ chữ 12.
- Page Setup: Margin: Top: 2.5cm; Bottom: 2.5cm. Left: 2.5cm; Right: 2.5cm. Paper: A4. Layout: Header: 1.2cm; Footer: 1.2cm.
- Paragraph: Indentation: Alignment: Justified; Left and Right 0 cm; Spacing: Before 3 pt; After 3 pt. Special: First line: By 0.7 cm. Line spacing: Multiple 1.15.
4. Cấu trúc bài báo khoa học
Bài báo dài không quá 8 trang trên khổ giấy A4, theo format đã được quy định trên, gồm:
4.1. Tên bài
Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được nội dung chính của bài.
4.2. Tên tác giả
- Tên tác giả: Ghi đầy đủ họ và tên của các tác giả (không viết tắt), có liên từ “và” hoặc “and” (bài báo viết bằng tiếng Anh) trước tên tác giả cuối cùng, chữ thường, in nghiêng, đặt ở lề phải. Tên mỗi tác giả có kèm theo số mũ để kí hiệu cho cơ quan hoặc địa phương đang cư trú: in thường, cỡ chữ 11, đặt ở vị trí cuối trang đầu (footnote). Chỉ ghi tên những người thật sự có tham gia viết bài báo, được sắp xếp theo thứ tự của sự đóng góp trong bài báo.
- Ngôi sao đính kèm sau số mũ là tên tác giả để liên hệ và được thể hiện ở footnote: chữ thường, cỡ chữ 10, gồm: Chức danh khoa học (nếu có), học vị, họ và tên, chức vụ (nếu có), địa chỉ, điện thoại, FAX (nếu có) và địa chỉ E-mail.
4.3. Tóm tắt
- Từ tóm tắt: Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 12.
- Thân phần tóm tắt (không ghi lại tên bài bằng tiếng Việt): 250-300 từ, chữ thường, cỡ chữ 10, spacing: before and after 0 pt, line spacing: single. Nên trình bày theo trình tự: số lượng, đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích, phương pháp; kết quả và kết luận.
- Từ khóa: 3-5 từ, sắp xếp theo tầm quan trọng bài báo, cỡ chữ 10, nghiêng, Từ “Từ khóa”: đậm, nghiêng.
- Nếu bài báo viết bằng tiếng Anh không phải trình bày Tóm tắt bằng tiếng Việt.
4.4. Abstract
Viết bằng tiếng Anh theo thể bị động, thì quá khứ, gồm các phần theo thứ tự sau:
- Từ abstract: Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 12.
- Tên bài báo: Chữ thường, đậm, cỡ chữ 12.
- Tên tác giả: Không dấu, ghi đủ họ tên các tác giả, chữ thường, cỡ chữ 11, nghiêng, lề phải.
- Thân abstract: 250-300 từ, chữ thường, cỡ chữ 10, spacing: before and after 0 pt, line spacing: single. Nên trình bày theo trình tự: số lượng, đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích, phương pháp; kết quả và kết luận.
- Từ khóa: 3-5 từ, sắp xếp theo trọng tâm bài báo, cỡ chữ 10, nghiêng, “Từ khóa”: đậm.
4.5. Thân bài báo
Tên tiểu mục mức 1: chữ số và chữ in hoa, đậm; Tên tiểu mục mức 2: chữ số và chữ thường, đậm; Tên tiểu mục mức 3: chữ số và chữ nghiêng, đậm. Cấu trúc của thân bài gồm:
4.5.1. Đặt vấn đề
Ngắn gọn, nhưng phải nêu được tình hình nghiên cứu có liên quan (các trích dẫn), đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu; nêu được tính cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài.
4.5.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Nêu đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Lưu ý: Nếu sử dụng phương pháp đã công bố rộng rãi thì trích dẫn nguồn; nếu sử dụng phương pháp không có nguồn tham khảo thì phải mô tả chi tiết.
4.5.3. Kết quả và thảo luận
Có thể tách làm 2 phần riêng biệt, nhưng nên để chung kết quả và thảo luận.
Kết quả nghiên cứu được trình bày lần lượt theo thứ tự của nội dung nghiên cứu với từ ngữ chính xác kết hợp với các biểu bảng, hình ảnh… và các tóm tắt phân tích thống kê để trả lời cho giả thuyết hay vấn đề đặt ra của thí nghiệm. Các kết quả cần được thảo luận càng sâu càng tốt. Phần thảo luận cần được diễn giải kết quả nghiên cứu của tác giả so với kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, rút ra kết luận về những phát hiện mới của nghiên cứu trả lời cho giả thuyết hay vấn đề đặt ra của nghiên cứu. Không sử dụng kết quả nghiên cứu chưa xuất bản của người khác khi chưa được sự đồng ý.
4.5.4. Kết luận
Không nên nhắc lại kết quả đã trình bày trong phần kết quả và thảo luận mà chỉ nêu tóm tắt những đánh giá chính của kết quả nghiên cứu theo các nội dung và mục tiêu của đề tài.
4.6. Lời cảm ơn (nếu có)
Nếu cần, tác giả có thể cám ơn cơ quan, cá nhân đã giúp trong việc viết bài báo (cung cấp kinh phí, vật liệu, phương tiện, thực hiện thí nghiệm, giúp đọc và góp ý cho bài báo . . . .).
4.7. Tài liệu tham khảo (TLTK)
Mọi TLTK phải được viện dẫn trong bài viết và ngược lại. Danh mục TLTK được sắp xếp như sau:
Số thứ tự của TLTK: số thứ tự đặt trước tên các tác giả, không đậm, dấu chấm tiếp theo.
Tên tác giả:
- Người Việt Nam: đậm, xếp tên theo thứ tự ABC nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự định danh thông thường (họ trước và tên sau), liên từ “và” trước tên tác giả cuối cùng.
- Người nước ngoài: đậm, xếp họ theo thứ tự ABC, nếu viết tắt phải có dấu “.”, không có khoảng cách giữa các chữ viết tắt, liên từ “and” trước tên tác giả cuối cùng.
- Tài liệu mang tên cơ quan: đậm tên cơ quan và được xếp theo thứ tự ABC.
Tên tài liệu:
(1). Sách, luận án, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
* Tên các tác giả hoặc cơ quan: đậm, có 1 ký tự trống để ngăn cách với năm xuất bản.
* Năm xuất bản: đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau năm xuất bản.
* Tên sách, luận án, báo cáo: dấu phẩy đặt sau.
* Tên nhà xuất bản: dấu phẩy đặt sau.
* Nơi xuất bản: dấu chấm “.” đặt sau biểu thị kết thúc tài liệu tham khảo.
(2). Bài báo, bài trong cuốn sách, ghi đầy đủ các thông tin sau:
* Tên các tác giả: đậm và có một ký tự trống để ngăn cách với năm xuất bản.
* Năm xuất bản: đặt trong ngoặc đơn và dấu phẩy sau năm xuất bản.
* Tên bài báo: dấu chấm sau tên bài.
* Tên tạp chí hoặc tên sách: dấu phẩy sau tên tạp chí hoặc sách.
* Volum hoặc Tập: Không có từ “Volum/Tập”, đậm và không có dấu ngăn cách với số.
* Số: đặt trong ngoặc đơn, dấu hai chấm sau ngoặc đơn. Trường hợp, tạp chí không có Volum hoặc Tập thì số không để trong ngoặc đơn và được in đậm như Volum hoặc Tập.
* Trang: Không dùng từ “trang” mà dùng dấu “hai chấm” (:) sau số của Volum hoặc Tập, gạch ngang giữa trang số bắt đầu và kết thúc (chỉ để 2 chữ số cuối), dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo.
5. Một số điểm cần lưu ý
- Số thứ tự trang bài báo được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy.
- Bảng biểu: ngắn gọn, đủ thông tin, trình bày ở dạng đứng (Portrait), cỡ chữ 10, spacing: before and after 0 pt. Bảng chỉ có đường ngang kẻ liền trên, dưới và ngăn cách mục bảng với số liệu, line spacing: single. Số thứ tự và tên bảng được ghi ở trên bảng, in đậm, cỡ chữ 11. Ghi chú những chữ viết tắt không phổ biến, sự sai khác giữa các giá trị trung bình, .. nghiêng, cỡ chữ 10 và không ghi lặp lại ở các bảng tiếp theo.
- Những số liệu trong bài báo viết bằng tiếng Việt, dùng dấu phẩy “,” để phân biệt số thập phân, dùng dấu chấm “.” để phân nhóm “nghìn, triệu . . .”, nhưng viết bằng tiếng Anh thì đúng theo quy định của tiếng Anh.
- Hình ảnh, đồ thị, biểu đồ: cần rõ nét, đuôi “.jpg“ để Biên tập viên có thể xử lý kỹ thuật dễ dàng, đặt rời từng hình ảnh khi cấy vào bài viết, không ghép thành nhóm, chú thích cần được ghi bằng tiếng Việt. Số thứ tự và tên của hình ảnh, đồ thị, biểu đồ được ghi ở dưới hình ảnh, in đậm, cỡ chữ 11. Đối với những ảnh được chụp từ các tiêu bản mô bào học, vi khuẩn, côn trùng . . . cần ghi chú độ phóng đại để người đọc có thể đánh giá được chính xác.
- Đồ thị, bảng biểu, hình ảnh, ... lấy từ nguồn khác phải có nguồn trích dẫn đặt ngay phía dưới đó, nghiêng và được thể hiện trong TLTK. Nếu không tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ nguồn trích dẫn và tài liệu gốc đó không liệt kê trong TLTK.
- Khi ghi chú ký hiệu về sự sai khác giữa các giá trị trung bình cần sắp xếp a,b,c, … theo thứ tự tăng hoặc giảm dần của số trung bình.
- Bài viết phải sử dụng thuật ngữ khoa học thông dụng. Các thuật ngữ chưa Việt hóa thì sau từ được dịch phải để nguyên bản trong dấu móc đơn. Đối với các ngôn ngữ không thuộc hệ La tinh thì phải có phiên âm và chú thích.
- Tên các tác giả trích dẫn trong bài báo: Nếu 1 và 2 tác giả: viết đầy đủ họ và tên, nhưng thêm từ “và” trước tên người thứ 2 và nếu từ 3 tác giả trở lên: chỉ ghi tên tác giả đứng đầu “và ctv”, bài báo viết bằng tiếng Anh thì thay “và ctv” bằng “et al.”: nghiêng.
- Viết tắt: Chỉ viết tắt những từ, cụm từ, thuật ngữ, tên cơ quan.... được sử dụng nhiều lần trong bài. Chỉ được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Trong danh mục liệt kê TLTK phải ghi đầy đủ họ và tên các đồng tác giả, không được dùng cụm từ ctv.
- Bài báo khoa học sẽ được Ban Biên tập Tạp chí mời chuyên gia phản biện và gửi lại tác giả, nếu phản biện đồng ý đăng, để hoàn thiện trước khi cho in.
- Những bài Tổng quan KHCN Chăn nuôi do TBT Tạp chí mời viết với độ dài không quá 6 trang, được định dạng như bài báo khoa học, nhưng dàn bài thì tuỳ thuộc nội dung (do tác giả bố trí). Bài Tổng quan không có Abstract, không phản biện nhưng vẫn được biên tập.
- Những bài viết về tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất, kinh nghiệm trong Chăn nuôi và những bài dịch về KHKT Chăn nuôi của nước ngoài được định dạng như bài báo khoa học.
- Nhóm tác giả được tặng 01 (một) cuốn tạp chí có bài được đăng.
6. Phát hành
Từ năm 2014, tạp chí KHKT Chăn nuôi phát hành hàng tháng, mỗi số dày 100 trang theo chuyên đề KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ (KH-CN): đăng những bài về kết quả nghiên cứu khoa học và chuyên đề SẢN XUẤT - THỊ TRƯỜNG (SX-TT) đăng những bài theo 5 chuyên mục: Chính sách mới về chăn nuôi; Sản xuất thị trường; An toàn thực phẩm; Hội nhập kinh tế và Tin tức trong và ngoài nước. Hàng năm, xuất bản 1-2 số chuyên đề KH-CN bằng tiếng Anh, chủ yếu dành cho những bài báo viết bằng tiếng Anh đạt yêu cầu và dịch những bài báo xuất sắc (được chọn lựa của BBT). Ngoài ra, trong mỗi số, dành một số trang đăng những thông tin KH-CN và SX-TT về chăn nuôi trong và ngoài nước.
7. Lệ phí
Lệ phí đăng 1 bài báo khoa học là 1.000.000đ (Một triệu đồng), trong đó: chi thù lao cho biên tập 100.000đ/bài (một trăm nghìn đồng) và chi cho phản biện 400.000đ/bài (bốn trăm nghìn đồng). Nếu bài báo mà phản biện không đồng ý đăng, tác giả cũng phải nộp lệ phí 500.000đ. Bài báo dài quá 8 trang thì từ trang thư 9 trở đi phải nộp thêm 100.000đ/tr, nhưng cũng không quá 10 trang.
(Lưu ý, nếu yêu cầu đăng nhanh trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận bài đến gửi đi lên trang bản bông để in, lệ phí là 3.000.000 đ/bài và yêu cầu in màu thì tác giả phải trả toàn bộ tiền lệ phí in màu do nhà in quyết định).
Lệ phí có thể nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ sau:
- Tiền mặt: Gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện: Hội Chăn nuôi Việt Nam – Tầng 4, Số 73 Đường Hoàng Cầu, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội hoặc nhờ người nộp hộ.
- Chuyển khoản: Tên tài khoản: Hội Chăn nuôi Việt Nam; Số tài khoản: 0011004132953 tại Chi nhánh Sở Giao dịch ngân hàng VietComBank.
Rất mong tiếp tục nhận được sự cộng tác của các tác giả.
Tổng Biên tập Tạp chí KHKT Chăn nuôi
TS. Đoàn Xuân Trúc